Tin tức

Tiến hành kỷ luật kiểm lâm, cán bộ bảo vệ để xảy ra chặt phá rừng

Nhiều cán bộ kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng đã bị nhận quyết định kỷ luật do đã để xảy ra tình trạng chặt phá rừng.

Bài viết liên quan:

Ngày 14/4, ông Nguyễn Hữu Minh – Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, Nghệ An – cho biết đã có báo cáo lên Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan vụ chặt phá rừng tại xã Nậm Cắn

“Các đơn vị tự nhận hình thức kỷ luật và gửi báo cáo về UBND huyện. Hình thức kỷ luật cuối cùng chờ ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, Thường vụ Huyện ủy, khi cần có thể lấy ý kiến của Chi cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, ông Nguyễn Hữu Minh cho hay.

kiem-lam-va-bao-ve-rung-bi-ky-luat-1

Cơ quan chức năng thu nhiều phiến gỗ trong vụ phá rừng tại xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn.

Cũng theo ông Nguyễn Hữu Minh, trong báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn đã đưa ra hình thức xử lý kỷ luật khiển trách đối với kiểm lâm viên Hà Minh Đông, phụ trách địa bàn xã Nậm Cắn; kiểm điểm, nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với tập thể lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn.

Đối với Ban quản lý rừng phòng hộ, khiển trách ông Thái Khắc Bảo, cán bộ phụ trách xã Nậm Cắn. Kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với ông Nguyễn Trọng Hào – Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng Hữu Kiệm và tập thể lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn.

Đối với UBND xã Nậm Cắn, tổ chức kiểm điểm, nhắc nhở, rút kinh nghiệm đối với vai trò, trách nhiệm trong việc thiếu chủ động nắm bắt thông tin, kịp thời ngăn chặn xử lý vụ việc.

Như Dân trí đã thông tin, ngày 17/3, UBND huyện Kỳ Sơn nhận được thông tin về vụ việc khai thác lâm sản trái phép tại xã Nậm Cắn. Khu vực xảy ra phá rừng là tiểu khu 416, thuộc địa phận bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn.

kiem-lam-va-bao-ve-rung-bi-ky-luat-3

Một trong số nhiều cây gỗ có đường kính từ 30-65 cm bị chặt hạ.

Ngày 24/3, sau khi có báo cáo từ Hạt Kiểm lâm, UBND huyện Kỳ Sơn tiếp tục thành lập đoàn liên ngành vào hiện trường kiểm tra lại vụ chặt phá rừng. Qua 2 lần kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện có 11 cây gỗ bị chặt hạ, chủng loại thuộc nhóm 4, đường kính trung bình các cây bị chặt hạ từ 30-65 cm, tổng khối lượng gỗ bị chặt hạ là 15,63 m3 gỗ tròn.

Toàn bộ 11 cây gỗ bị chặt hạ đều nằm trong diện tích rừng thuộc sự quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Kỳ Sơn. Trong đó có 5 cây thuộc lô 8, khoảnh 1 tiểu khu 416 thuộc đối tượng đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp, 6 cây còn lại thuộc lô 6, khoảnh 1, tiểu khu 416, đối tượng đất rừng sản xuất.

kiem-lam-va-bao-ve-rung-bi-ky-luat-2

Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ một số cây gỗ bị chặt nhưng chưa có người nhận.

Khu vực gỗ bị khai thác trái phép nằm ở chân lèn đá, cách khu vực đơn vị thăm dò khoáng sản khoảng 100 m. Hiện trạng khu vực đơn vị thăm dò đang có một máy múc, lán lợp tôn tạm, nhiều phiến đá xẻ.

Qua đấu tranh, xác minh, Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn xác định 4 trong tổng số 11 cây do ông Lương Văn Phanh (trú bản Noọng Dẻ, xã Nậm Cắn) chặt hạ với tổng khối lượng 1,95 m3; 7 cây còn lại với khối lượng 13,68 m3 hiện chưa xác định được đối tượng chặt hạ.

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-luat-nhieu-kiem-lam-can-bo-bao-ve-de-xay-ra-chat-pha-rung-20220414093748835.htm

Phong Minh

Tôi là Phong Minh - admin của group NGHỀ BẢO VỆ với hơn 25000 thành viên. Đồng thời tôi là một tác giả có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ và vệ sĩ. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã có cơ hội trải nghiệm rất nhiều tình huống khác nhau, từ những công việc thường ngày đến những tình huống phức tạp, đòi hỏi sự tỉnh táo và xử lý nhanh. Chính những trải nghiệm đó đã giúp tôi tích lũy được một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Với kinh nghiệm làm việc thực tế cùng quá trình tìm hiểu kiến thức, tôi đã có rất nhiều bài viết về các phương pháp bảo vệ hiện đại, kỹ năng nghề nghiệp, những chia sẻ xoay quanh chủ đề bảo vệ, vệ sĩ. Tôi luôn tự hào về khả năng kết hợp lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những tác phẩm mang lại giá trị thực sự cho độc giả và cộng đồng.

Những bài viết liên quan

Back to top button