Thế giới

Để bảo vệ F-35 Mỹ dựng gấp cột thu lôi dã chiến

Ngay sau liên tiếp vụ 2 chiếc tiêm kích F-35B bị sét đánh tại Nhật Bản, Mỹ đã phải dựng gấp cột thu lôi dã chiến bảo vệ những chiếc F-35 đậu tại căn cứ.

Hình ảnh phi đội tiêm kích F-35A tại Căn cứ Không quân Nellis được đặt dưới sự bảo vệ của cột thu lôi được Không quân Mỹ công bố. Căn cứ này là nơi đóng quân của Phi đội máy bay chiến đấu số 388 và 419 với thành phần chính là tiêm kích F-35 cùng F-15 và F-16.

Điều đặc biệt là chỉ những nơi có F-35 đậu mới có sự xuất hiện của cột thu lôi. Trong khi đó những tiêm kích F-15 và F-16 không cần đến sự bảo vệ của hệ thống này.

my-dung-cot-thu-loi-de-bao-ve-f35

Những cột thu lôi nhận nhiệm vụ bảo vệ F-35A là loại PLP-38-MOB từng được Thủy quân lục chiến Mỹ đặt mua để bảo vệ tiêm kích F-35B hồi năm 2018 nay được dùng để bảo vệ F-35A của Không quân.

Sự xuất hiện của những cột thu lôi cạnh đội bay F-35 bắt nguồn từ hàng loạt vấn đề với khả năng chống sét của dòng tiêm kích này. Gần đây nhất là hôm 13/7, hai chiếc F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ bị sét đánh hỏng nặng khi hoạt động gần căn cứ Iwakuni Nhật Bản nhưng vẫn hạ cánh an toàn.

“Sau khi thực hiện quy trình đánh giá và báo cáo, sự cố liên quan đến thời tiết được xếp vào nhóm A do chi phí sửa chữa dự kiến vượt mức 2,5 triệu USD. Chúng tôi đang điều tra và sẽ áp dụng kinh nghiệm từ sự việc vào những hoạt động trong tương lai”, đại úy Marco Valenzuela, phát ngôn viên Phi đoàn số 12 không quân thủy quân lục chiến Mỹ nói.

Khả năng chống sét yếu kém của F-35 gây lo ngại về nguy cơ cháy nổ trong quá trình vận hành và bảo dưỡng. Theo Drive, nhiên liệu sót trong thùng dầu và ống dẫn của F-35A có thể bốc hơi khi máy bay đậu trên đường băng.

Nếu không được xử lý triệt để, chúng có thể bốc cháy hoặc phát nổ khi tiêm kích bị sét đánh. Ngoài ra, những tia sét cũng có thể phá hủy Hệ thống Thông tin Hậu cần Tự động (ALIS), vốn được ví như bộ não của F-35.

“Cấu trúc composite của F-35 không có khả năng phòng chống sét thụ động như các tiêm kích đời cũ dùng vỏ kim loại. Cột thu lôi rất cần cho quá trình triển khai máy bay đến các căn cứ viễn chinh không có đủ thiết bị phòng chống sét”, Không quân Mỹ cho biết.

tiem-kich-f-35

Tiêm kích F-35 có Hệ thống tạo khí trơ trên khoang (OBIGGS), được thiết kế để bơm khí nitơ vào hệ thống nhiên liệu, ngăn nguy cơ tích tụ hơi dầu và oxy. Nhưng nhiều quan chức Mỹ đang nghi ngờ độ tin cậy của hệ thống này sau khi phát hiện nhiều ống dẫn từ OBIGGS đến thùng dầu chính của dòng F-35 bị hư hại hồi đầu năm nay.

Ngay cả khi OBIGGS hoạt động bình thường, vẫn còn nhiều nghi ngại về tính hiệu quả của nó, khi những chiếc F-35 không duy trì đủ lượng khí trơ trong 12 tiếng sau chuyến bay như yêu cầu. Điều đó buộc các kỹ thuật viên phải áp dụng nhiều phương án chống sét và cháy nổ thay thế, tăng chi phí và thời gian bảo dưỡng phi cơ.

Phong Minh

Tôi là Phong Minh - admin của group NGHỀ BẢO VỆ với hơn 25000 thành viên. Đồng thời tôi là một tác giả có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ và vệ sĩ. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã có cơ hội trải nghiệm rất nhiều tình huống khác nhau, từ những công việc thường ngày đến những tình huống phức tạp, đòi hỏi sự tỉnh táo và xử lý nhanh. Chính những trải nghiệm đó đã giúp tôi tích lũy được một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Với kinh nghiệm làm việc thực tế cùng quá trình tìm hiểu kiến thức, tôi đã có rất nhiều bài viết về các phương pháp bảo vệ hiện đại, kỹ năng nghề nghiệp, những chia sẻ xoay quanh chủ đề bảo vệ, vệ sĩ. Tôi luôn tự hào về khả năng kết hợp lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những tác phẩm mang lại giá trị thực sự cho độc giả và cộng đồng.

Những bài viết liên quan

Back to top button