Nghiệp vụ bảo vệ

Nhiệm vụ của đội trưởng tại công ty bảo vệ chuyên nghiệp là gì?

Trong việc giữ gìn trật tự xã hội, ngoài lực lượng công an thì bảo vệ chuyên nghiệp cũng là một lực lượng phổ biến hiện nay. Một tổ bảo vệ thường có đội trưởng, ca trưởng, nhân viên bảo vệ. Có thể nhiều người vẫn chưa biết công việc, nhiệm vụ của một đội trưởng bảo vệ là gì? Trong bài viết này, mời bạn cùng Web Bảo vệ cùng tìm hiểu vấn đề này.

cong-viec-cua-doi-truong-bao-ve

  1. Trực tiếp dưới quyền giám sát an ninh, chịu trách nhiệm quản lý nhân viên bảo vệ. Thực hiện các công việc hàng ngày về an ninh, công tác phòng cháy chữa cháy, xử lý các sự cố và khiếu nại liên quan đến an toàn. Đồng thời, hỗ trợ và hợp tác với các phòng ban liên quan để cung cấp các dịch vụ bảo vệ tới cho khách hàng.
  2. Chỉ huy nhân viên bảo vệ nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của công ty. Yêu cầu nhân viên bảo vệ thực hiện nhiệm vụ một cách tận tâm, không để xảy ra sự cố liên quan tới trộm cắp, gây rối.
  3. Bố trí nhiệm vụ cho tổ bảo vệ một cách hợp lý, có khoa học. Giải quyết kịp thời các vướng mắc trong công việc, quan tâm đến nhân viên bảo vệ, giúp cấp trên trong công tác quản lý, làm tốt công tác đoàn kết thống nhất trong tập thể.
  4. Quản lý tất cả các thiết bị an ninh và các công cụ hỗ trợ khác. Người chỉ huy cần đảm bảo rằng tất cả các loại thiết bị luôn trong tình trạng tốt trong thời gian làm nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về việc cấp phát và thu hồi các công cụ hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ.
  5. Đội trưởng tổ chức cho toàn bộ tổ bảo vệ họp bàn giao ca trực đúng giờ. Sắp xếp vị trí của các nhân viên bảo vệ và lập danh sách công việc trong ngày, thực hiện đánh giá vấn đề tác phong, thái độ làm việc của nhân viên.
  6. Giám sát và đánh giá nghiệp vụ, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên bảo vệ dưới quyền quản lý.
  7. Kiểm tra tình trạng của toàn bộ các phương tiện và thiết bị phòng cháy, chữa cháy trong thời gian trực. Đội trường là người chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý an toàn phòng cháy hàng ngày để đảm bảo không tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cháy nổ trong ca trực.
  8. Ghi chép nhật ký trực ca chính xác, kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc hoàn thành công việc bàn giao, đảm bảo tính liên tục của công việc.
  9. Thành thạo các phương án xử lý tình huống khẩn cấp như cháy nổ. Người đội trưởng phải có khả năng chỉ huy các hoạt động khẩn cấp của đội bảo vệ.
  10. Đội trưởng bảo vệ có thể chia sẻ trực tiếp hoặc tổ chức các buổi hướng dẫn, chia sẻ những vấn đề liên quan tới nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cho đội ngũ nhân viên bảo vệ.
  11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do khách hàng yêu cầu.

nhiem-vu-cua-doi-truong-bao-ve

Về nhiệm vụ của đội trưởng, chỉ huy tổ bảo vệ đã được Web Bảo vệ giới thiệu sơ qua với các bạn. Hi vọng với những nội dung vừa rồi, mọi người có thể hiểu rõ hơn về trách nhiệm, công việc của một người đội trưởng tổ bảo vệ. Với tình hình thực tế, theo yêu cầu của khách hàng, theo yêu cầu an ninh tại mục tiêu cụ thể thì công việc của đội trưởng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tế.

Phong Minh

Tôi là Phong Minh - admin của group NGHỀ BẢO VỆ với hơn 25000 thành viên. Đồng thời tôi là một tác giả có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ và vệ sĩ. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã có cơ hội trải nghiệm rất nhiều tình huống khác nhau, từ những công việc thường ngày đến những tình huống phức tạp, đòi hỏi sự tỉnh táo và xử lý nhanh. Chính những trải nghiệm đó đã giúp tôi tích lũy được một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu. Với kinh nghiệm làm việc thực tế cùng quá trình tìm hiểu kiến thức, tôi đã có rất nhiều bài viết về các phương pháp bảo vệ hiện đại, kỹ năng nghề nghiệp, những chia sẻ xoay quanh chủ đề bảo vệ, vệ sĩ. Tôi luôn tự hào về khả năng kết hợp lý thuyết và thực tiễn để tạo ra những tác phẩm mang lại giá trị thực sự cho độc giả và cộng đồng.

Những bài viết liên quan

Back to top button